Tin tuc

Chuyên mục: Tin tuc

Tiên lượng khả năng phục hội vận động sau tai biến.

Sau tai biến mạch máu não, cần dựa vào các yếu tố tiên lượng phục hồi chức năng sau tai biến.

Người sau tai biến mạch máu não ngoài tàn tật về vận động còn có các tàn tật thần kinh khác. Dưới đây là những yếu tố giúp tiên lượng phục hồi nhanh hay chậm cho người bệnh.

* Thể lâm sàng: Tai biến mạch máu não có thể hồi phục được nếu bệnh nhân ở thể nhẹ sẽ phục hồi hoàn toàn trong hai hoặc ba tháng đầu tiên, liệt nửa người chỉ là tạm thời. Khi tai biến mạch máu não hoàn toàn thì các triệu chứng thần kinh khu trú xảy ra đột ngột và nặng tối đa ngay từ vài giây đầu, tình trạng toàn thân có thể nặng lên trong tuần đầu do phù não, nhưng các triệu chứng thần kinh không tiến triển nặng thêm.

Nếu triệu chứng thần kinh tiến triển nặng dần sau một vài tuần, một vài tháng thường do các bệnh lý khác của não như u não, áp xe não mà không phải tai biến mạch máu não. Sự phục hồi tự nhiên sau tai biến mạch máu não chỉ xảy ra trong một năm đầu, nhiều nhất là sau ba đến sáu tháng đầu, nhưng phục hồi không hòa toàn. Sau một năm các thiếu sót thần kinh còn tồn tại là di chứng không còn khả năng tự phục hồi nữa.

* Không nhịn được đại tiện lâu: Không nhịn được đại tiện lâu là triệu chứng quan trọng để tiên lượng khả năng phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân là kém. Nếu sau khi bị tai biến mạch máu não ba hoặc bốn tuần mà bệnh nhân vẫn không nhịn được đại tiện thì tiên lượng phục hồi chức năng vận động kém, cần đòi hỏi thời gian phục hồi chức năng lâu hơn.

* Rối loạn thăng bằng: Nếu có rối loạn thăng bằng (do tổn thương tiểu não) thì bệnh nhân sẽ có dáng đi xấu và cần thời gian phục hồi lâu hơn.

* Tổn thương cả hai bán cầu đại não: Nếu tổn thương cả hai bán cầu đại não thì khả năng phục hồi vận động khó hơn, cần thời gian lâu hơn.

* Tay liệt: Thông thường tay liệt không còn hữu ích nữa, mặc dù sức cơ tay có thể phục hồi ít nhiều, nhưng phục hồi khả năng đi lại vẫn tốt.

* Loại liệt: Thông thường bệnh nhân liệt mềm trong ba đến bốn tuần đầu, sau đó chuyển dần sang liệt cứng. Nếu bệnh nhân bị liệt nặng tới liệt mềm kéo dài thì có ưu điểm là các cơ có khả năng phục hồi tự nhiên, không xảy ra cứng khớp, bệnh nhân tự thực hiện các động tác chăm sóc bản thân dễ dàng hơn. Những bệnh nhân này hầu như luôn tập đi bộ được, mặc dù không khá lắm và cần một thời gian dài để tập đi. 

Nhưng nhược điểm của liệt mềm kéo dài là hay xảy ra đau khớp vai, đầu gối không vững và thường bị ưỡn quá mức. Nếu liệt cứng nặng có nhiều nhược điểm hơn liệt mềm. Bệnh nhân dễ bị cứng khớp, khó khăn khi cử động tay chân, thường tạo ra dáng đi xấu. Khi lạnh, khi lo lắng hay mệt nhọc đều gây tăng co cứng...

* Khả năng tự đi lại: Hầu hết các bệnh nhân bị liệt nửa người đều có thể đi bộ độc lập được, miễn là họ được phục hồi chức năng sớm và đúng phương pháp.

* Yếu tố tâm lý: Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng của bệnh nhân là chính họ phải quyết tâm và kiên nhẫn. Đồng thời, người nhà cần khuyến khích họ tập luyện thì sự phục hồi sẽ tiến triển hơn.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm

Các dụng cụ tập luyện cho người tai biến

Có thể bạn quan tâm

TẬP ĐI VỚI KHUNG TẬP ĐI SONG SONG

Nguyen Dien Tuan | 18/ 08/ 2023

Các bài tập giúp bé sớm vận động

Phan Thị Phương Thảo | 23/ 05/ 2018

Để lựa chọn khung đi, gậy nạng phù hợp.

Phan Thị Phương Thảo | 09/ 05/ 2018

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Nên làm gì khi đau lưng?

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Bài tập cho người đau lưng

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Bài tập cho người đau lưng.

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Chờm đá lên gáy - Điều kỳ diệu chưa ai biết!

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Hướng dẫn XOA BÓP vùng ĐÙI và CẲNG CHÂN

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Bệnh và phương pháp trị thoái hóa cột sống cổ

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu mặt ngoại biên

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016