Tin tức

Chuyên mục: Tin tức

CÁCH LỰA CHỌN, SỬ DỤNG GẬY, NẠNG, KHUNG TẬP ĐI

CÁCH LỰA CHỌN, SỬ DỤNG GẬY, NẠNG, KHUNG TẬP ĐI

Khi bạn bị gãy xương ở chân hoặc bàn chân, vừa trải qua một cuộc phẫu thuật ở chi dưới, hoặc bị một cơn đột quỵ, hoặc trợ giúp cho người khuyết tật – tàn tật… bạn thường phải sử dụng nạng, gậy chống, hoặc một khung tập đi để trợ đỡ bệnh nhân và người khuyết tật trong quá trình di chuyển.

Một số tổn thương chân trong quá trình chờ hồi phục hoặc là cần vận động đi lại cho sớm hồi phục thì khi di chuyển bệnh nhân cần có nạng để hổ trợ. Đối với người khuyết tật thì gậy – nạng là công cụ hổ trợ thuyền xuyên để di chuyển và sinh hoạt hằng ngày.

GẬY

Nếu bạn có một vấn đề nhỏ nào đó gây nên sự mất thăng bằng cơ thể, đi đứng không vững, một tổn thương gây đau ở chân, bàn chân, hay người già…thì sử dụng một cây gậy sẽ mang lại nhiều hữu ích, giúp bạn sống độc lập hơn, người già yếu sử dụng để có cảm giác an toàn khi đi.

* Đối với người yếu liệt do di chứng Tai biến mạch máu não thì nên chọn gậy 3 chân hoặc gậy 4 chân là an toàn nhất.

Chiều dài gậy: Cây gậy có độ dài hợp lý khi: ở tư thể đứng thẳng, đầu trên của gậy ngang nếp gấp cổ tay. Khuỷu tay gấp nhẹ khi bạn cầm vào đầu trên của gậy. Tay cầm gậy sẽ là tay đối diện bên chân cần hỗ trợ (cầm gậy phía chân lành)

  • Bước: Bước chân yếu và gậy lên cùng, sau đó bước tiếp chân khỏe lên.  Khi bạn bước, chân đau và gậy cùng di chuyển và cùng tiếp đất. Để bắt đầu, đưa gậy ra trước khoảng gần một bước tiến và bước lên bằng chân đau. Kết thúc bước đi bằng chân lành.
  • Lên xuống cầu thang: Khi bước lên cầu thang, một tay cầm tay vịn cầu thang (nếu có), tay kia cầm gậy (tay đối bên với chân đau), chân lành bước lên trước, chân đau bước sau. Khi xuống cầu thang, thứ tự đi chuyển đầu tiên là gậy, tiếp theo là chân đau và cuối cùng là chân lành. Vật hỗ trợ là gậy và cầu thang.

NẠNG, GẬY CHỐNG CÓ TỰA KHUỶU ( TÓ )

     Sử dụng chung cho các trường hợp cần di chuyển nhưng có chỉ định của Bác sĩ  là hạn chế chịu sức trên chân gãy khi đi.

  - Người bị liệt hạ chi ( liệt 2 chân) do chấn thương tủy sống

- Người bị gãy xương ở chân đang giai đoạn bất động xương gãy hoặc sau phẩu thuật thay khớp, nối ghép xương....

-  Người bị bong gân nặng cần hạn chế chịu sức trên chân bị tổn thương

      * Đối với trường hợp bất động tạm thời thì có thể sử dụng nạng gỗ để giảm chi phí vì giá thành rẻ .

NẠNG

Nếu bất kỳ một phẫu thuật nào mà sau mổ bạn chưa được phép tỳ chân khi di chuyển thì nên sử dụng nạng. Hoặc người bị khuyết tật chi dưới (liệt, cụt…)

Vị trí và chiều dài thích hợp của nạng: phần trên cùng của nạng (đầu nạng) phải cách hõm nách khoảng 3-4cm khi bạn đứng thẳng
Tay cầm của nạng ngang với khớp háng để khi cầm, khuỷu hơi gấp.
Giữ chặt đầu nạng vào thân mình, chỉ dùng tay đỡ trọng lượng cơ thể chứ không dùng nách.

Khi bạn đứng thẳng, tay nắm của nạng phải ở ngang mức phía trên khớp háng của bạn sao cho khi cầm nạng, khuỷu tay của bạn phải gấp được nhẹ. Để tránh gây tổn thương cho các thần kinh, mạch máu vùng nách, bạn cần dùng tay nâng đỡ trọng lượng cơ thể chứ không được tì nạng vào nách.

Bước: Chuẩn bị bước đi, nghiêng người về phía trước một chút và đặt nạng lên phía trước chân của bạn. Bắt đầu bước bằng nạng như thể bạn đang đi bằng chân đau, nhưng thay vì dồn trọng lượng lên chân đau thì bạn dồn trọng lượng vào nạng. Cơ thể bạn di chuyển nhịp nhàng giữa hai nạng. Kết thúc bước đi bình thường bằng chân lành. Khi chân lành tiếp đất, bạn di chuyển hai nạng về phía trước để chuẩn bị cho bước đi tiếp theo. Hãy tập trung vào nơi bạn đang đi bộ, chứ không phải trên đôi chân của bạn.

Tùy theo tổn thương ở chân của bạn mà bác sĩ của bạn có thể chỉ định cho bạn đi nạng 2, 3 điểm hay 4 điểm.

+ Cách đi 2 điểm: Đưa một chân và một nạng bên đối diện lên cùng 1 lúc

+ Đi nạng 3 điểm: là đi hai nạng và một chân, tức là chân bị thương hoàn toàn không chạm đất (non weight bearing). Trong tư thế đứng thẳng, chân bị thương không chạm đất, toàn thân chịu lực qua hai nạng và chân lành.khi di chuyển hai nạng đưa lên trước một khoảng cách vừa với một bước đi, và tiếp theo là chân lành bước lên trước hai nạng cũng vừa một bước đi. Xem hướng dẫn được minh họa bên dưới.

+ Đi nạng 4 điểm: là đi hai nạng với hai chân, tức là chân bệnh chạm đất nhưng chỉ chịu lực một phần. Phần chịu lực nhiều hay ít tùy theo chỉ định của bác sĩ của bạn.

Trong tư thế đứng thẳng, hai chân chạm đất, toàn thân chịu lực qua hai nạng, chân lành và một phần trên chân bệnh. Khi di chuyển, hai nạng và chân bệnh lên trước vừa với một bước đi, sau đó chân lành bước lên ngang mức với chân bệnh và toàn thân chịu trên hai nạng và một phần ở chân bệnh.

Khi đi bộ 4 điểm quen dần với mô hình trên bạn có thể chuyển qua tập đi bộ 4 điểm gần với dáng đi bình thường cũng giống như trên nhưng thay vì chân lành bước lên ngang với mức chân bệnh thì ở đây bạn bước qua chân bệnh lên phía trước cũng vừa với một bước đi bình thường.

-Cách sử dụng đi một nạng: hướng dẫn người tàn tật để nạng bên lành, cho chân liệt và nạng bước lên cùng một lúc, tiếp theo là chân lành

Ngồi:
Đảm bảo rằng, chiếc ghế ngồi vào phải vững chắc. Di chuyển chân đau của bạn về phía trước, một tay giữ hai nạng, tay kia vịn ghế và kiểm tra độ chắc chắn của ghế. Khi cảm thấy ghế vững vàng, từ từ hạ thấp thân mình xuống ghế, hai nạng để cùng nhau vào một vị trí thuận tiện (ngang tầm với). Để đứng lên, dịch người ra phía trước một chút, cầm lấy hai nạng, cùng nạng hỗ trợ để đẩy mình lên và đứng lên bằng chân lành.

Lên xuống cầu thang:
Để lên, xuống cầu thang với nạng, bạn cần phải là người có sức khỏe và có khả năng linh hoạt. Đứng trước cầu thang, một tay giữ lan can, một tay kẹp hai nạng vào giữa nách. Khi đi lên, nhấc từng bước ngắn bằng chân lành, chân đau nâng lên cao, đưa ra sau Khi đi xuống, bạn nâng chân đau lên về phía trước, và nhảy xuống từng bậc bằng chân lành. Bạn có thể yêu cầu một người nào đó trợ giúp, ít nhất là lúc đầu tiên. Nếu bạn phải đối mặt với một cầu thang không có tay vịn, sử dụng nạng với cả hai tay và nhảy lên hoặc xuống từng bước bằng chân lành, phải sử dụng nhiều sức lực hơn. Một cách dễ dàng hơn là ngồi trên bậc cầu thang và dịch chuyển thân mình lên hoặc xuống từng bậc. Bắt đầu bằng cách ngồi trên bậc cầu thang thấp nhất, đưa chân đau ra phía trước. tay bên chân lành giữ hai nạng nằm phẳng so với cầu thang. Dịch mông lên hoặc xuống với sự hỗ trợ của hai tay và chân lành.

Khung tập đi
Nếu bạn vừa được mổ thay khớp háng hoặc thay khớp gối, người bị yếu liệt nửa người, trẻ em bại não, bại liệt, đau cơ,đau khớp, gãy xương ...làm yếu cơ 2 chân đưa đến giảm khả năng đi lại, hay có bất kỳ một vấn đề nào đó tương đối nghiêm trọng về đôi chân, bạn đều có thể sử dụng khung tập đi trợ giúp.

Khung tập đi đảm bảo an toàn hơn gậy hay nạng rất phụ hợp cho người già yếu. Bằng sự trợ giúp của đôi cánh tay, khung tập đi cho phép nâng một phần trọng lượng của cơ thể khi bạn bước đi. Phần cao nhất của khung (đoạn tay cầm) thường ngang bằng với nếp gấp cổ tay khi bạn đứng thẳng người. Không được vội vàng khi bắt đầu bước đi với khung. Khi sức khỏe và sức chịu đựng của bạn trở nên tốt hơn, dần dần có thể tỳ trọng lượng nhiều hơn lên đôi chân của bạn

* Thường thì khung đi được các nhà chuyên môn thiết kế không có bánh xe hoặc chỉ có 2 bánh xe phía trước để tránh tình trạng người bệnh bị té ngã do đẩy quá mạnh làm xe trượt nhanh về phía trước. Nếu dùng khung đi có 4 bánh xe thì phải có thắng tay và tay người bệnh phải đủ khỏe để bóp thắng khi cần thiết

Bước: Đầu tiên, đặt khung lên phía trước, cách bạn một bước đi và đảm bảo các chân của khung đều được tiếp đất. Dùng hai tay nắm lấy khung, lấy khung làm điểm tựa, từ từ bước chân để di chuyển người vào khung. Khi bước, đầu tiên gót chân chạm đất trước, sau đó cả bàn chân và cuối cùng là các ngón chân, nâng đầu ngón chân lên. Đi từng bước nhỏ, chậm rãi.

Ngồi: Để ngồi, đầu tiên dịch chuyển người ra sau, đến khi chân chạm ghế thì mới từ từ ngồi xuống. Khi đứng lên, tay cầm lấy khung, dùng chân lành và lực đôi tay đẩy người lên. Đảm bảo rằng, phần cao su bọc trên tay cầm của khung phải nguyên vẹn, chắc chắn.

Cầu thang: Không bao giờ sử dụng cầu thang bộ hoặc cầu thang cuốn khi đi bằng khung tập đi

Ban đầu, tất cả mọi thứ làm có vẻ khó khăn và khó chịu. Tuy nhiên, không còn lựa chọn nào khác để làm quen với nó cùng với ý chí tập luyện, bạn sẽ đạt được sự tự tin và có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả, an toàn.

Lưu ý chung:

  • Dẹp bỏ tất cả những thứ như thảm trượt, dây điện, bình nước, và bất cứ thứ gì cản đường, có thể làm bạn ngã.
  • Trong phòng tắm, cần thiết phải sử dụng thảm chống trượt, lắp thêm các thanh vịn, nâng cao bồn vệ sinh.
  • Đơn giản hóa vị trí sắp xếp những vật dụng cần thiết trong nhà để tiện sử dụng, những thứ không cần thiết nên dẹp bỏ.
  • Sử dụng một ba lô, hoặc túi đeo bên hông, hoặc vali nhỏ để giúp bạn mang theo những những vật dụng thiết yếu.
  • Tóm lại, Gậy, Nạng, Khung đi là người bạn đồng hành với những người có khiếm khuyết về vận động 2 chi dưới. Nó hổ trợ rất tốt cho người bệnh đang quá trình phục hồi chức năng và những người đã tàn tật vĩnh viễn cần đi lại sinh hoạt hàng ngày.

KHUNG TẬP ĐI DẠNG CÓ ĐAI NÂNG ĐỠ, TỰA KHUỶU, TỰA NÁCH.

Tập đi cho người tay yếu không có khả năng nắm chắc vào tay nắm của khung đi, gậy, nạng, có vòng ôm ngực và dây đai vòng qua giữ thân người, đặc biệt có chỗ tựa nách nâng đỡ giống như đang đi nạng và có thêm đai nâng đỡ và cục gù kẹp giữa háng giúp người chân quá yếu cũng có thể tập đi dễ dàng và an toàn.

Sản phẩm rất phù hợp cho người bệnh bị hạn chế vận động chi dưới, đa chấn thương đang trong giai đoạn hồi phục - tập đi, người già yếu cần vận động, trẻ em bị bại não hoặc bệnh lý khác dẫn đến yếu – liệt chi dưới.

Có thể bạn quan tâm

THIẾT BỊ TẬP ĐI KHÔNG TRỌNG LỰC

NV Thương mại điện tử | 19/ 04/ 2024

TẬP ĐI VỚI KHUNG TẬP ĐI SONG SONG

Nguyen Dien Tuan | 18/ 08/ 2023

Các bài tập giúp bé sớm vận động

Phan Thị Phương Thảo | 23/ 05/ 2018

Để lựa chọn khung đi, gậy nạng phù hợp.

Phan Thị Phương Thảo | 09/ 05/ 2018

Bệnh và phương pháp trị thoái hóa cột sống cổ

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu mặt ngoại biên

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Nên làm gì khi đau lưng?

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Bài tập cho người đau lưng

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Bài tập cho người đau lưng.

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Chờm đá lên gáy - Điều kỳ diệu chưa ai biết!

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Hướng dẫn XOA BÓP vùng ĐÙI và CẲNG CHÂN

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Tin liên quan

Viết bình luận