Tin tuc

Chuyên mục: Tin tuc

Điều trị vật lý trị liệu bằng sóng xung kích

Nguyên lý hoạt động

  •  

Sóng xung kích Shockwave là dạng sóng âm mang năng lượng cao tác động vào những điểm đau, các mô cơ xương bị tổn thương, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo xương, gân và các mô mềm khác

Sóng âm mang năng lượng cao sẽ tương tác với các mô trong cơ thể, tạo ra tác động cục bộ; thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào; giảm đau và khôi phục khả năng vận động.

Dòng máu dinh dưỡng rất cần thiết cho sự bắt đầu và duy trì quá trình phục hồi các mô bị hư tổn. Áp dụng sóng âm sẽ tạo ra sự đứt đoạn mao mạch cực nhỏ trong gân và xương. Quá trình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc vi động mạch, kích thích chúng phát triển và hình thành mới. Các mạch máu mới sẽ cải thiện quá trình cung cấp máu, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn ở gân và xương.

Sản xuất đủ lượng collagen là điều kiện tiên quyết cho quá trình phục hồi cấu trúc bị tổn thương ở các cơ xương và dây chằng. Công nghệ sóng xung kích sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp procollagen, giúp chữa lành các tổn thương nhanh hơn. Sự vôi hóa thông thường là kết quả của những vết rách siêu nhỏ hoặc do các chấn thương ở gân, dây chằng. Sóng âm sẽ làm tan các khối vôi hóa hiện có và bắt đầu khởi động quá trình loại bỏ tình trạng vôi hóa sinh học, giúp người bệnh có thể khôi phục lại khả năng vận động, đi đứng bình thường.

Shockwave tác động sâu vào mô, tế bào giúp giảm đau, sưng viêm đáng kể

Chuyên gia sẽ thăm khám cho bệnh nhân và từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với tình trạng bệnh. Dựa vào phác đồ này, kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ sử dụng thiết bị sóng sung kích shockwave để tác động đến các điểm đau đã được xác định theo tần suất phù hợp cho từng bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng đau giảm rõ rệt qua từng liệu trình điều trị.

Tác dụng và hiệu ứng sinh học

  •  

Các thiết bị sóng xung kích trong vật lý trị liệu hiện nay thường sử dụng nguyên lý khí nén. Viên đạn được gia tốc bằng áp lực khí nén (5-10m/s), sẽ chuyển động tới đập vào đầu phát làm viên đạn dừng đột ngột, động năng của viên đạn truyền cho đầu phát, nếu đầu phát tiếp xúc với mô qua lớp gel dẫn, động năng này sẽ truyền vào mô cơ thể theo dạng sóng xung kích phân kỳ.

Các tế bào, mô trong cơ thể tại vùng chịu tác động kích thích của sóng xung kích sẽ gây nên các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, hấp thụ, truyền qua giống với các tác động cơ học khác. Năng lượng sóng xung kích được hấp thụ trong mô sẽ gây nên các phản ứng sinh học. Tùy thuộc vào các loại mô khác nhau mà đáp ứng sinh học có khác nhau, do đó, hiệu quả điều trị khác nhau.

Sóng xung kích gây tác động áp lực cơ học trực tiếp lên mô hoặc tác động gián tiếp qua việc tạo các bóng năng lượng, sau đó, các bóng năng lượng bị vỡ ra tạo áp lực tới mô, tế bào. Tùy thuộc vào mật độ năng lượng của sóng xung kích tác động tới mô, có thể gây ra các hiệu ứng khác nhau

Hiệu ứng sinh học của sóng xung kích lên mô cơ thể theo 4 giai đoạn phản ứng:

  •  

Giai đoạn vật lý: sự lan truyền áp lực cơ học trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tạo bóng năng lượng bên ngoài tế bào.

Giai đoạn hóa lý: trao đổi ion giữa tế bào và môi trường bên ngoài bị kích thích.

Giai đoạn hóa sinh: phản ứng trong tế bào và thay đổi của các phân tử bên trong tế bào.

Giai đoạn sinh học: thay đổi của tế bào, mô, cơ quan, và cơ thể người.

Tác dụng lâm sàng của sóng xung kích

  •  

Kích thích quá trình sửa chữa và tái tạo mô:

Cải thiện chuyển hóa và vi tuần hoàn: Sóng xung kích kích thích quá trình tái tạo mạch máu, hình thành mạch máu mới, cải thiện tình trạng cấp máu tại khu vực tổn thương tạo thuận lợi cho quá trình tái tạo lại mô.

Tăng cường sản xuất collagen tạo thuận lợi cho quá trình sửa chữa các cấu trúc bị hư hỏng của hệ cơ xương và dây chằng.

Giảm đau do giảm căng cơ, ức chế sự co thắt; tăng cường phân tán chất P (chất trung gian dẫn truyền đau).

Phục hồi vận động do làm tan sự vôi hóa của các nguyên bào sợi.

Sử dụng sóng xung kích Shockwave điều trị:

  •  

Người bệnh được thăm khám và có chỉ định điều trị bằng máy xung kích shockwave.

Người bệnh nằm hoặc ngồi sao cho phù hợp để điều trị, bộc lộ vùng điều trị.

Thoa Gel lên vùng cần điều trị. Bác sĩ/Kỹ thuật viên thiết lập thông số điều trị trên máy.

Tiến hành điều trị:

  •  

Xung quanh điểm đau: kỹ thuật rê đầu súng, thực hiện khoảng 500 xung, giúp bệnh nhân thích nghi.

Ngay điểm đau, vùng đau: trung bình 1500 xung có thể tăng hoặc giảm, sử dụng kỹ thuật xoáy đầu súng

Kéo giãn cơ: sau điều trị bằng sóng xung kích cần kéo giãn cơ và thư giãn cơ bằng cách hướng dẫn bệnh nhân tự thực hiện kéo giãn. Lưu ý người bệnh đối với các bài tập chủ động chỉ nên thực hiện trong giới hạn 40% sức cơ, bắt đầu từ ngày thứ 2 sau điều trị.

Sóng xung kích Shockwave có thể hỗ trợ chữa lành các chứng bệnh cụ thể như:

  •  

Đau vai vôi hóa, viêm gân, hội chứng chấn thương;

Cứng khớp gối, cứng khớp ngón tay;

Đau khuỷu tay hội chứng Tennis elbow, viêm mỏm lồi cầu xương cánh tay;

Bệnh khớp bàn tay giai đoạn 1;

Viêm bao hoạt dịch vùng mấu chuyển xương đùi;

Đau vùng khớp háng và dải chậu chày.

Đau vùng khớp cùng-chậu.

Đau khớp gối ở vận động viên;

Hội chứng đau xương bánh chè, đau cơ chày trước.

Đau vùng gân khoeo chân;

Đau gân gót chân; Gai xương gót chân, vôi hóa gan bàn chân.

Hội chứng đau thắt lưng.

Hội chứng ống cổ tay.

Đau do các chồi xương nhỏ bàn tay.

Tình trạng viêm, canxi hóa của gân vùng khớp vai.

Hội chứng đau cổ vai.

Điểm đau chói ở cơ.

Căng dãn/co thắt cơ cấp tính sau hoạt động thể thao.

Tác dụng phụ có thể gặp

  •  

Xuất huyết dưới da tại vùng điều trị. Đau tăng vùng xung kích sau điều trị. Sưng nề vùng xung kích sau điều trị

Các tác dụng phụ này nói chung ít gặp. Xuất huyết dưới da nhỏ và nhẹ, tự hồi phục. Thường gặp nhiều hơn là đau tăng sau điều trị, tác dụng phụ này đa số không cần điều trị bổ sung.

Nếu cần thiết, có thể cho bệnh nhân chườm đá tại chỗ. Tác dụng sưng nề hiếm khi gặp, nếu có thường liên quan đến những vấn đề chống chỉ định mà người thầy thuốc không chú ý đến.

Có thể bạn quan tâm

TẬP ĐI VỚI KHUNG TẬP ĐI SONG SONG

Nguyen Dien Tuan | 18/ 08/ 2023

Các bài tập giúp bé sớm vận động

Phan Thị Phương Thảo | 23/ 05/ 2018

Để lựa chọn khung đi, gậy nạng phù hợp.

Phan Thị Phương Thảo | 09/ 05/ 2018

Bệnh và phương pháp trị thoái hóa cột sống cổ

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu mặt ngoại biên

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Nên làm gì khi đau lưng?

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Bài tập cho người đau lưng

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Bài tập cho người đau lưng.

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Chờm đá lên gáy - Điều kỳ diệu chưa ai biết!

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Hướng dẫn XOA BÓP vùng ĐÙI và CẲNG CHÂN

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016