Tin tuc

Chuyên mục: Tin tuc

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

1. Đại cương:

Đau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi, làm ảnh hưởng nhiều đến năng xuất lao động xã hội. tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân các chứng bệnh đau cổ – vai, đồng thời điều trị và dự phòng các chứng bệnh này là một yêu cầu cấp thiết đối với đời sống xã hội, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chuyên ngành nội, ngoại khoa, điều trị lý liệu- phục hồi chức năng.

2. Nhắc lại sơ lược giải phẫu, sinh lý cột sống cổ:


Cột sống có 32 – 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 – C7, đốt C1 còn gọi là đốt đội, đốt C2 còn gọi là đốt trục. Cột sống cổ có đường cong ưỡn ra trước. Thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau, ở mặt trên có hai mỏm móc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn và dày, mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2. Gai sống tách làm hai củ dài dần từ C2 – C7. Lỗ đốt sống to dần từ C1 – C5, nhỏ dần từ C6 và C7.

Giữa hai đốt sống từ C2 trở xuống có các đĩa đệm gian đốt sống, các đĩa đệm này dày ở phía trước, mỏng ở phía sau, tạo nên đường cong ưỡn ra trước. Mỗi đĩa đệm được cấu tạo bởi các vòng sợi collagen và nhân nhầy có chiều cao 3mm bằng 2/5 chiều cao thân đốt sống

3. Đĩa đệm cột sống cổ:

* Đĩa đệm cột sống cổ là bộ phận liên kết các đốt sống. Đĩa đệm được cấu tạo bởi ba thành phần : Nhân nhầy , Vòng sợi , Mâm sụn.
- Nhân nhầy nằm ở khoảng nối 1/3 giữa với 1/3 trước (nằm ở phía trước hơn so với đoạn thắt lưng).
- Vòng sợi: ở phía sau cũng dày hơn phía trước do đó hạn chế lồi hoặc thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) vào ống sống.
- Mâm sụn: Thuộc về thân đốt sống nhưng có liên quan với đĩa đệm. Mâm sụn gắn chặt vào tấm cùng của thân đốt sống bằng một lớp canxi có nhiều lỗ nhỏ có tác dụng dinh dưỡng cho đĩa đệm (theo kiểu thẩm thấu) và bảo vệ xương khỏi bị nhân nhầy ép vào, bảo vệ đĩa đệm khỏi bị nhiễm khuẩn từ xương đi tới.
chiều cao đĩa đệm được xác định bằng khoảng cách giữa hai thân đốt sống. Bình thường tỷ lệ chiều cao đĩa đệm so với thân đốt sống là 1/6 – 1/4.
Nhân nhầy có sự di chuyển khi cột sống cử động. Trong động tác gấp người, nhân nhầy chuyển động về phía sau, đĩa đệm hẹp lại ở phía trước. Trong tư thế nghiêng phải, nghiêng trái, đĩa đệm cũng di chuyển theo hướng ngược lại. Biến đổi trên dây xảy ra trên toàn bộ đoạn cột sống có tham gia động tác.).
* Thần kinh và mạch máu của đĩa đệm rất nghèo nàn
Những thành phần có phân bố thần kinh cảm giác chịu kích thích cơ học là dây chằng dọc sau, bao khớp đốt sống và bản thân dây thần kinh tủy sống.
- Mạch máu của đĩa đệm: chủ yếu có ở xung quanh vòng sợi (trong nhân nhầy không có mạch máu). Đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bằng khuyếch tán thẩm thấu .
Những sợi và tổ chức liên kết quanh đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng bằng mạch máu Do nuôi dưỡng kém nên quá trình thoái hoá đĩa đệm xuất hiện sớm.

4. nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

- Quá trình thoái hoá sinh học (THSH) theo tuổi (lão hoá) và do đĩa đệm CSC phải chịu áp lực trọng tải của đầu nhiều động tác xoán vặn phức hợp .
- Thoái hoá bệnh lý do nhiều yếu tố bệnh lý: yếu tố cơ học, miễn dịch, chuyển hoá di truyền .
Quá trình thoái hoá sinh học và thoái hoá bệnh lý của đĩa đệm đan xem nhau (khó phân biệt), gây nên thoái hoá hỗn hợp đĩa đệm (thoái hóa nhân nhầy), vòng sợi nứt rách gây thoát vị nhân nhầy qua chỗ nứt của vòng sợi gọi là thoát vị đĩa đệm
- Khởi phát của TVĐĐ có thể từ từ trên cơ sở đĩa đệm đã bị thoái hoá .
- TVĐĐ khởi phát sau một chấn thương gấp quá mức CSC do chấn thương trong thể thao các tư thế xấu nghề nghiệp thường ngồi lâu ít thay đỏi tư thế.
Một số ít trường hợp TVĐĐ/CSC xảy ra ở đĩa đệm bình thường (chưa bị thoái hoá) do một chấn thương CSC bị gấp quá mức, mạnh và đột ngột.

5. Lâm sàng:

- 85% khởi phát từ từ, chủ yếu là đau mỏi, hạn chế vận động cột sống cổ, đau đĩa đệm; đau thường xuyên, đau sau khi ngủ dậy Biểu hiện lâm sàng thành từng đợt.
- khởi phát đột ngột sau chấn thương gấp cột sống cổ quá mức.
- Tuỳ thuộc vào vị trí và giai đoạn TVĐĐ/CSC mà triệu chứng lâm sàng hoặc riêng lẻ, hoặc phối hợp thành các hội chứng. Trường hợp TVĐĐ nhiều tầng hoặc có thoái hoá cột sống cổ nặng có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. Nguồn gốc các triệu chứng lâm sàng của TVĐĐ/CSC là do: rễ thần kinh cổ bị chèn ép cơ học do TVĐĐ, do ứ trệ tĩnh mạch và phù nề rễ thần kinh.
Tủy bị chèn ép mạn tính. Triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ: do gai xương chèn ép động mạch đốt sống nền và đám rối thần kinh giao cảm quanh động mạch đốt sống gây nên hội chứng giao cảm cổ sau hoặc chèn ép các nhánh giao cảm của hạch sao gây nên đau vùng trước tim, cơn đau thắt ngực. thiếu năng hệ thống sống nền
- Bệnh thường phát triển theo hai thời kỳ. Thời kỳ đầu biểu hiện bằng hội chứng cột sống cổ. Thời kỳ sau ngoài hội chứng cột sống cổ, có thêm hội chứng rễ và/hoặc bệnh lý tủy cổ. hội chức tiền đình ngoại biên
. Hội chứng cột sống cổ
Gặp ở 100% trường hợp TVĐĐ/CSC:

6. Triệu chứng chủ quan:

+ Đau cổ cục bộ.
- Đau xuất hiện sớm và thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh:
Đau cột sống có thể là đau từ đĩa đệm, khớp đốt sống, gân, cơ, dây chằng dọc sau, đau từ màng xương do kích thích vào nhánh màng tủy (nhánh thần kinh quặt ngược).
- Đau từ đĩa đệm (đau do mất tải trọng) là do đĩa đệm (đã bị thoái hoá) tăng hấp thu dịch thể sẽ bị chứa căng nước, phình lên, chèn vào dây chằng dọc sau (rất nhạy cảm với đau), nhưng khi ngồi dậy và vận động cột sống cổ, sự cân bằng áp lực sẽ nhanh chóng được hồi phục lại, các biểu hiện đau sẽ mất đi.
- Đau khu trú ở vùng gáy lan lên chẩm hoặc xuống vai.
- Tính chất đau: đau rát, đau nông ở vùng do rễ thần kinh cổ chi phối (neuralgia) hoặc đau sâu trong cơ (myalgia) vai, gáy.
- Đau tăng khi vận động cột sống cổ.
- “Đau cổ cục bộ” gồm:
- Đau vùng gáy cấp tính hay vẹo cổ cấp (torticolis):
. Khởi phát sau lao động nặng, bị lạnh.
. Đau vùng gáy một bên, đau lan lên chẩm, đầu có thể ngoẹo về một bên không quay được, thường khỏi sau vài ngày, dễ tái phát.
- Đau vùng gáy mạn tính:
. Đau âm ỉ khi tăng, khi giảm, lan ít.
. Hạn chế vận động cột sống cổ khi gấp, duỗi, nghiêng, xoay, đôi khi thấy lạo xạo khi quay cổ.
. Triệu chứng khách quan:
- Có điểm đau cột sống (khi ấn mỏm gai cột sống cổ).
- Có điểm đau cạnh sống.
- Có cứng cơ cạnh sống.
- Có tư thế chống đau: nghiêng đầu về một bên đau, vai bên đau nâng cao hơn bên lành.
- Đau tăng lên khi vừa ấn đầu bệnh nhân xuống vừa gấp, duỗi, nghiêng, xoay cổ.
- Tầm hoạt động của cột sống cổ bị hạn chế (rõ nhất là ở giai đoạn đầu hoặc đợt tái phát).
. Hội chứng rễ thần kinh cổ:
+ Đau kiểu rễ.
- Đau rễ thần kinh cổ thường xuất hiện từ từ (85%) trường hợp (khác với TVĐĐ cột sống thắt lưng, thường xuất hiện đột ngột sau chấn thương, mang vác nặng).
- Đau vùng gáy lan theo giải phân bố cảm giác rễ thần kinh cổ Biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng vai – gáy hoặc hội chứng cổ – vai – cánh tay.
Triệu chứng thường gặp ở một bên .Gặp nhiều nhất là thương tổn rễ C7 , C6 ,C5 ,C8
- Điểm đau cạnh sống tương ứng với các rễ thần kinh bị thương tổn.
- Dấu hiệu chuông bấm: ấn vào điểm cạnh sống, đau lan theo rễ thần kinh bị thương tổn do TVĐĐ.
Thường gặp thương tổn một rễ, ít trường hợp thương tổn nhiều rễ (C4, C5, C6, C7…) giống như biểu hiện thương tổn đám rối thần kinh cánh tay.
+ Triệu chứng cảm giác:
- Có cảm giác tê bì ở vùng rễ thần kinh cổ bị thương tổn chi phối cảm giác, rõ nhất là tê bì ở bàn tay, ngón tay.
. Hội chứng thiểu năng tuần hoàn hệ động mạch sống – nền:
Bao gồm các triệu chứng ù tai, giảm thính lực tạm thời, chóng mặt, mất thăng bằng, ám điểm, mệt mỏi, trường hợp nặng có thể xuất hiện cơn sụp đổ (drop attacks), kèm theo mất ý thức hoặc không mất ý thức và đau đầu (xem bài thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch sống – nền).

7. Chẩn đoán lâm sàng

* + Khởi phát sau một chấn thương gấp mạnh cột sống cổ hoặc đau có tính chất cơ học như trong thể thao , tư thể xấu lâu của một số nghề nghiệp.
+ Hội chứng cột sống cổ.
+ Hội chứng rễ thần kinh – cổ.
+ Hội chứng tủy cổ.
+ Vẹo cột sống cổ.

8. Chẩn đoán cận lâm sàng:

Ngoài chẩn đoán lâm sàng, chụp X.quang cột sống cổ tư thế thẳng, nghiêng chếch 3/4 sẽ thấy hình thoái hoá cột sống cổ: gai xương, hẹp khe gian đốt hoặc hẹp lỗ tiếp hợp.
Chụp tủy cản quang, chụp CT, scanner cột sống cổ, chụp MRI sẽ giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

9. Điều trị

- Điều trị bằng phương pháp Vật Lý Trị Liệu :
- Các phương pháp nhiệt có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như : Hồng ngoại , chườm ngải cứu , đắp Paraphin , Tắm ngâm suối bùn nóng .
-  Các phương pháp điện trị liệu Như : Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu , Tăng cường chuyển hóa, chống phù nề ,chống viêm giảm đau . Dòng xung điện có tắc dụng kích thích thần kinh cơ , giảm đau , tăng cường chuyển hóa . Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quà trình khư cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương
- Lasre làm mềm , giảm đau , chống viêm , tải tạo tổ chức
- Siêu âm làm mềm tổ chức tốn thương xơ sẹo trong sâu , chống viêm , giảm đau , tăng cường chuyển hóa , tăng tải tạo tổ chức .
- Kéo giãn cột sống bằng các loại ghế kéo cổ hoặc giường kéo cổ. Đây là phương pháp điều trị bệnh sinh Thoát vị đĩa đệm / Thoái hóa đĩa đệm / Thoái hóa cột sống căn bản nhất vì mục đích của phương pháp là tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm  nhằm giải nén  tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hưởng tâm trở về vị trị ban đầu , Tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để tải tạo tổ chức .

Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ điều trị bảo tồn bằng phương pháp Vật lý trị liệu sẽ phục hồi từ 80- 90% sau 4 – 6 tuần trị liệu .

Vậy nên khi bị đau cột sống cổ nghi ngờ thoát vị đĩa đệm, nên tìm đến thầy thuốc chuyên khoa VLTL – PHCN đẻ được thăm khám lâm sàng bao gồm khám toàn bộ vùng cổ và chi trên , khám thần kinh , đánh giá cảm giác, sức co cơ, và các phản xạ; các nghiệm pháp xác định . chọn phương pháp điều trị thích hợp

Có thể bạn quan tâm

TẬP ĐI VỚI KHUNG TẬP ĐI SONG SONG

Nguyen Dien Tuan | 18/ 08/ 2023

Các bài tập giúp bé sớm vận động

Phan Thị Phương Thảo | 23/ 05/ 2018

Để lựa chọn khung đi, gậy nạng phù hợp.

Phan Thị Phương Thảo | 09/ 05/ 2018

Bệnh và phương pháp trị thoái hóa cột sống cổ

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu mặt ngoại biên

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Nên làm gì khi đau lưng?

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Bài tập cho người đau lưng

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Bài tập cho người đau lưng.

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Chờm đá lên gáy - Điều kỳ diệu chưa ai biết!

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016

Hướng dẫn XOA BÓP vùng ĐÙI và CẲNG CHÂN

Phan Thị Phương Thảo | 11/ 08/ 2016